Ông Đặng Thành Tâm làm diễn giả tại phiên toàn thể “Thế hệ tài năng tiếp theo của châu Á” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010

06/06/2010

Tại phiên toàn thể với chủ đề “Thế hệ tài năng tiếp theo của châu Á” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010, chiều 7/6, các học giả đến từ các trường đại học lớn trong khu vực và nhiều doanh nghiệp hàng đầu đã chia sẻ: Thực tế hiện nay ở Châu Á là lực lượng lao động thiếu kỹ năng làm việc dù đã được đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học. Việc đào tạo thế hệ trẻ có kỹ năng lao động, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng với những thay đổi cần phải được các chính phủ và doanh nghiệp cùng hợp tác. Ông Đặng Thành Tâm phát biểu tại phiên toàn thể Tại Việt Nam, 5 năm trở lại đ...

Table of contents [Ẩn]

Tại phiên toàn thể với chủ đề “Thế hệ tài năng tiếp theo của châu Á” của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2010, chiều 7/6, các học giả đến từ các trường đại học lớn trong khu vực và nhiều doanh nghiệp hàng đầu đã chia sẻ: Thực tế hiện nay ở Châu Á là lực lượng lao động thiếu kỹ năng làm việc dù đã được đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học. Việc đào tạo thế hệ trẻ có kỹ năng lao động, khả năng tư duy sáng tạo, khả năng thích ứng với những thay đổi cần phải được các chính phủ và doanh nghiệp cùng hợp tác.

Ông Đặng Thành Tâm phát biểu tại phiên toàn thể

Tại Việt Nam, 5 năm trở lại đây, có 10% dân số từ nông nghiệp đã chuyển sang dịch vụ, công nghiệp. Nhà nước cũng đã cho tư nhân tham gia đào tạo ở bậc đại học và nhiều bậc học khác. Nhưng các doanh nghiệp tìm kiếm lao động có trình độ đúng với nhu cầu phát triển của doanh nghiệp là rất khó khăn. Làm sao để lao động được đào tạo có đủ các kỹ năng cần thiết sau khi ra trường. Giải quyết vấn đề này rất khó. Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) nói:

“Chúng tôi muốn đưa ra thông điệp là làm sao tạo ra sự khác biệt trong đào tạo, gắn lý thuyết trong trường đại học với các kinh nghiệp thực tiễn của công việc đó. Ở Việt Nam người ta thường đưa sinh viên ở các trường đại học vào thực tập ở các nhà máy để có các đào tạo thực tế, nhưng việc làm này không có ý nghĩa nhiều lắm vì nhà máy thường sợ sinh viên mới và sinh viên cũng chưa hiểu được giái trị của việc này nên dành rất ít thời gian cho nhà máy.”

“Việt Nam hiện vẫn chưa đáp ứng đủ nguồn nhân lực cho yêu cầu phát triển, chất lượng đào tạo nhân lực chưa cao, lực lượng lao động có tay nghề còn ít. Trước đây, sinh viên khi ra trường thì kỹ năng chuyên môn rất xa so với thực tế. Nội dung chương trình đào tạo đại học chưa gắn với nhu cầu của đời sống, yêu cầu của các doanh nghiệp. Vài năm gần đây, Bộ GD&ĐT đã có những hướng đi mới, tạo sự tự chủ cho các trường đại học được xây dựng nội dung chương trình đào tạo riêng, các trường cũng hợp tác, gắn kết nhiều hơn với doanh nghiệp trong việc đào tạo sinh viên. Bây giờ kỹ năng chuyên môn của sinh viên khi tốt nghiệp đã gần hơn với cuộc sống, với yêu cầu của các doanh nghiệp. Minh chứng cho điều này là sự có mặt ngày càng nhiều của các công ty nước ngoài đến Việt Nam làm ăn đã từng bước kiếm được nguồn lao động phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chất lượng chuyên môn, kể cả trong lĩnh vực công nghệ cao.”

Toàn cảnh phiên toàn thể “Thế hệ tài năng tiếp theo của châu Á”

Other news

Select all
icon-float-totop