Dự án Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam trong KCN và KPTQ Sài Gòn - Chân Mây được trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

27/05/2019

Sáng ngày 27/5, tại trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam (chuyên sản xuất đồ chơi bằng nhựa, sản phẩm cho trẻ em sơ sinh) cho Công ty Billion Max Việt Nam. Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đại diện Công ty Billion Max Việt Nam Dự án Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam là dự án đầu tư của Tập đoàn Winson và hợp tác của Tập đoàn Mattel - Mỹ, chuyên phân phối sản phẩm đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em trên toàn cầu. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 15 triệu USD (tương đương 348 t...

Table of contents [Ẩn]

Sáng ngày 27/5, tại trụ sở UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra Lễ trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam (chuyên sản xuất đồ chơi bằng nhựa, sản phẩm cho trẻ em sơ sinh) cho Công ty Billion Max Việt Nam.

 

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho đại diện Công ty Billion Max Việt Nam

Dự án Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam là dự án đầu tư của Tập đoàn Winson và hợp tác của Tập đoàn Mattel - Mỹ, chuyên phân phối sản phẩm đồ chơi, đồ dùng cho trẻ em trên toàn cầu. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 15 triệu USD (tương đương 348 tỷ đồng Việt Nam), được xây dựng trong Khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Dự kiến, nhà máy hoàn thành và đi vào hoạt động giai đoạn 1 vào quý I/2020 và giai đoạn 2 vào quý II/2020.

Các sản phẩm do Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam sản xuất gồm: Đồ chơi bằng nhựa, sản phẩm cho trẻ em sơ sinh (máy hút sữa, máy hâm sữa, máy tiệt trùng), sản phẩm giám sát/báo động, thiết bị âm thanh và đèn cảnh quan ngoài trời. Nhà máy có công suất thiết kế khoảng 20 triệu sản phẩm/năm; trong đó, giai đoạn 1 khoảng 7 triệu sản phẩm/năm và giai đoạn 2 khoảng 13 triệu sản phẩm/năm.

Phát biểu tại Lễ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ hoan nghênh Tập đoàn Winson và các đối tác đã chọn Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế để đầu tư Nhà máy sản xuất đồ chơi cho trẻ em. Tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ hỗ trợ tốt nhất để dự án triển khai đảm bảo tiến độ đề ra; hy vọng thông qua dự án này, sẽ mở đầu cho mối quan hệ hợp tác hiệu quả giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với các Nhà đầu tư trong thời gian tới.

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế và lãnh đạo Công ty SGH chụp ảnh lưu niệm với các Nhà đầu tư 

Hiện cả nước có 16 khu kinh tế, trong đó KBC có 2 KCN thuộc khu kinh tế đó là KCN Tràng Duệ - Hải Phòng thuộc Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải và Khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây thuộc Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây do Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn – Huế (SGH) làm chủ đầu tư, là một trong các khu công nghiệp lớn và quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tọa lạc tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế và nằm ven đường Quốc lộ 1A, gần cảng biển, cảng hàng không quốc tế, đường xuyên Á AH1, trục hành lang kinh tế Đông – Tây, hệ thống đường cao tốc từ La Sơn - Túy Loan và Đà Nẵng - Quảng Ngãi và nằm giữa hai trung tâm kinh tế, Khu công nghiệp và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây – Lăng Cô có vị trí giao thông rất thuận lợi. Toàn bộ khu công nghiệp và phi thuế quan có tổng diện tích là 657,78 ha, trong đó diện tích đất thương phẩm của khu công nghiệp là 135,68 ha, diện tích đất thương phẩm của khu phi thuế quan là 350,43 ha. Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, cùng chính sách giá cạnh tranh, phương thức thanh toán linh động và sự hỗ trợ tích cực cho các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án, Khu công nghiệp và khu phí thuế quan Sài Gòn - Chân Mây là điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, có nhiều thuận lợi trong việc thu hút đầu tư FDI, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và Việt Nam nói chung.

Other news

Select all
icon-float-totop